Tiệm Điều Ước

Chuông gió Nhật Bản Furin - Nguồn gốc và Ý Nghĩa đặc biệt

Admin ariesstorect Wednesday, January, 2024

Là biểu tượng gắn liền với mùa hè Nhật Bản, chuông gió Nhật Bản (Furin) trở thành vật phẩm trang trí phổ biến. Không chỉ có tác dụng trang trí, hay tạo ra những âm thanh vui tai, thư giãn, chuông gió Nhật Bản còn chứa đựng những giá trị và ý nghĩa phong thủy.

Furin là gì?

Furin là tên gọi của Chuông Gió tại Nhật Bản, "Fu""gió""Rin""chuông". Furrin có nhiều hình dáng và kích cỡ, nhưng chủ yếu là hình tròn có một lưỡi treo gắn vào trung tâm của chuông để phát ra âm thanh mỗi khi chuông chuyển động. Phần dưới lưỡi treo được gắn một tấm giấy để ghi những điều ước, đồng thời cũng trang điểm thêm cho chiếc chuông vẻ uyển chuyển nhẹ nhàng cùng thanh âm trong trẻo mỗi khi phát ra.

Nguồn gốc Chuông gió Furin Nhật Bản

Chuông gió là một trong những biểu tượng của mùa hè Nhật Bản, cùng với pháo hoa, kem đá bào hay cảnh bình minh…Nhiều người cho rằng những chiếc chuông gió Furin này có nguồn gốc từ Nhật Bản. Thế nhưng, thực tế chuông gió Nhật Bản có nguồn gốc từ Ấn Độ.

Theo nhiều nguồn tài liệu, chuông gió là sản phẩm ra đời trong sự giao lưu tiếp biến văn hóa của người Trung Quốc và Nhật Bản. Cũng có ý kiến cho rằng, chuông gió có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau đó sang Trung Quốc rồi mới tới Nhật.

Chiếc chuông gió xuất hiện lần đầu tiên tại Nhật Bản từ thời Edo, được bày bán tại các cổng đền Kawasaki – Daishi. Thời điểm này, những người bán hàng rong bắt đầu bán những chiếc chuông gió làm bằng gốm sứ, trang trí họa tiết sơn. Từ đó, văn hóa đeo chuông gió bắt đầu lan truyền khắp “đất nước Phù Tang”.

Đến khoảng thế kỷ 18, kỹ thuật đúc thủy tinh của người Hà Lan đã du nhập đến Nhật Bản, Từ thế kỷ 19, những chiếc chuông gió Furin bằng thủy tinh ra đời. Ở những giai đoạn sau, chuông gió còn được làm từ nhiều chất liệu khác như kim loại hay gỗ.

Vào thời Kamakura (1185 – 1333), quý tộc Nhật Bản đã treo chuông gió Furin trên cửa để chặn quỷ “Yakubyougami”. Đây là con quỷ chuyên đột nhập vào phòng, đem đến bệnh tật và tai họa.

Ngày nay, cùng với quá trình đô thị hóa, người ta không còn chuộng chuông gió Furin như trước kia nữa. Tuy vậy, nó vẫn là một nét đặc biệt trong văn hóa của người Nhật.

Ý nghĩa của tờ giấy nhỏ treo phía dưới chuông gió

Hầu hết những bạn du học Nhật Bản, hay khách du lịch đến với đất nước này đều thắc mắc về tờ giấy nhỏ được treo phía dưới chuông gió. Đây cũng là nét đặc trưng của chuông gió Nhật Bản.

Khi có cơn gió nhẹ thổi qua, tờ giấy sẽ chuyển động và làm lưỡi của chuông gió chạm vào thành chuông, tạo ra âm thanh. Chính những tờ giấy này mà chuông gió có thể phát ra những giai điệu nhẹ nhàng và trong trẻo.

Chúng ta không thể thấy hình dạng của gió bằng mắt. Và chính tờ giấy này giúp ta cảm nhận sự tồn tại của gió. Tờ giấy sẽ đung đưa khi có cơn gió nhẹ thoảng qua.

Chuông gió được làm ra như thế nào?

Những chiếc chuông gió Nhật Bản được sử dụng phổ biến hiện nay là chuông gió thủy tinh. Sản phẩm được làm từ thủy tinh đun nóng, sau đó thổi phồng sao cho kích thước bằng một viên kẹo lớn. Tiếp đó, vừa cuộn thủy tinh nóng chảy, vừa tạo ra hình một cái bát. Làm cho chiếc chuông nở to ra hơn vừa cho không khí vào, vừa tạo một cái lỗ để luồn sợi chỉ. Cuối cùng vẽ hình ảnh lên trên chuông là chuông gió đã hoàn thành.

Bên cạnh chất liệu thủy tinh thì những chiếc chuông gió Nhật Bản còn được làm từ chất liệu sắt – được gọi là “Nambu Furin”. Mặc dù có thiết kế khá cứng xong chất lượng âm thanh của chúng có sức hấp dẫn đặc biệt, với âm thanh thanh thoát, âm tròn và đẹp hơn âm của chuông gió thủy tinh.

Vì sao người Nhật thường treo chuông gió 

Có rất nhiều bạn trẻ khi đặt chân đến đất nước Nhật Bản sinh sống và học tập đều sẽ thấy mỗi ngôi nhà của người Nhật thường treo chuông gió (Furin). Vậy người Nhật treo chúng để trang trí hay là còn có lý do nào khác?. 

Chuông gió Nhật Bản giúp xua đuổi tà ma và bệnh tật

Có nguồn gốc từ Trung Quốc, du nhập vào Nhật Bản theo con đường Phật giáo, chuông gió có ý nghĩa bảo vệ con người khỏi quỷ dữ. Nó cũng được sử dụng trong các nghi lễ trừ tà.

Tại Nhật, chuông gió cũng được coi là vật bảo vệ, chống lại các thảm họa tự nhiên. Người Nhật nghĩ rằng gió lớn sẽ kéo theo dịch bệnh. Và để ngăn chặn dịch bệnh và bảo vệ bản thân, họ đã treo một chiếc chuông gió bằng đồng trước hiên nhà. Trong phạm vi có âm thanh tiếng chuông sẽ là nơi an toàn, tránh tai ương.

Trong thời Kamakura (1185-1333) giới quý tộc Nhật treo furin trên cửa để ngăn chặn “Yakubyougami”- con quỷ mang đến bệnh tật và thảm họa, đột nhập vào phòng.

Chuông gió hóa giải khí xấu

Xét theo một khía cạnh khác, người ta cũng cho rằng chuông gió chính là sự hòa hợp giữa đất trời, cỏ cây, âm – dương, nhật – nguyệt.

Thông thường, chiếc chuông sẽ được treo ở bên trong nhà, gần cửa sổ hoặc dưới mái hiên. Chuông đung đưa, đón gió tạo nên những tiếng kêu vui tai. Hễ tiếng chuông vang đến nơi đâu thì ma quỷ sẽ không thể có mặt tại đó. Treo chuông chỗ dễ dàng đón gió để có âm thanh, giúp hóa giải mọi khí xấu.

Chuông gió đem đến sự tốt lành

Tiếng chuông đồng điệu với không gian trời đất, cỏ cây như một sợi dây liên kết âm dương, giữa con người và trời đất. Hình ảnh những chiếc chuông gió Furin kèm những mảnh giấy ghi lời chúc là biểu tượng của sự may mắn trên xứ sở Phù Tang này.

Vào mùa hè, chuông gió trước hiên nhà còn được tin rằng sẽ xua đi cái nóng bức và gọi những cơn gió mát lành tới. Cả ở những ngôi nhà có hướng cửa xấu, người ta treo chuông gió như cách hóa lành những điều không hay. Cũng vì vậy mà chuông gió có lời chúc thường là món quà dành tặng gia chủ cho những vị khách.

Mang thông điệp tình yêu “mãi mãi” của các cặp đôi

Khi chuông gió phát ra âm thanh, đó được coi như là bản nhạc của tình yêu, và khi người con gái (con trai) nhận được chiếc chuông gió từ một nửa còn lại thì đây cũng được coi như là một thông điệp "anh sẽ bên em mãi mãi (em sẽ bên anh mãi mãi)".

Chiếc chuông gió được xem như là vật gắn kết tình cảm giữa 2 người, nếu có lỡ lạc mất nhau thì người còn lại chỉ việc rung lên những âm thanh trong trẻo của chuông gió thì người kia sẽ biết phương hướng để trở về

Các lễ hội Chuông gió tại Nhật Bản

Các lễ hội tại Nhật Bản có rất nhiều và diễn ra hầu như quanh năm bởi vậy cũng không có gì ngạc nhiên khi chiếc chuông gió cũng góp mặt trong 2 lễ hội của người Nhật.

Furin Ichi - Hội chợ chuông gió

Furin Ichi là một ngày hội đặc sắc tổ chức vào mùa hè tại đền Kawasaki-Daishi , ở tỉnh Kanagawa. Đây là một trong những hội chợ Furin lớn nhất Nhật Bản . Sự kiện diễn ra trong vòng 4 đến 5 ngày , vào tuần thứ ba của tháng Bảy.

Đến với Furin Ichi,bạn sẽ được lạc vào thế giới của chuông gió với hàng ngàn chiếc chuông từ khắp nơi trên đất nước được bày bán và triển lãm . Khoảng 650-900 loại chuông gió và 25,000-32,000 chiếc chuông gió từ 47 tỉnh thành đã được bày bán từ những hội chợ trước đó.

Trong những năm qua , hội chợ đã thu hút hơn 200,000-300,000 khách du lịch trong và ngoài nước, đứng thứ hai của Nhật Bản về số lượng khách du lịch cao nhất, sau khi nghi lễ năm mới.

Lễ hội chuông gió kết nối nhân duyên

Đây là một lễ hội độc đáo được nhiều bạn trẻ Nhật Bản yêu thích,

Địa điểm diễn ra lễ hội là đền Kawagoe Hikawa, trong lễ hội sẽ có hơn 2000 chiếc chuông gió được treo 

Lời kết

Chuông gió Furin trở thành một phần quan trọng, gắn liền với đời sống văn hóa của người dân xứ anh đào. Hình ảnh chuông gió Furin treo dưới hiên nhà đã trở thành nét đẹp độc đáo của mùa hè Nhật Bản. Nếu bạn có dịp đến với mảnh đất giàu truyền thống này, hãy tìm hiểu thêm về những chiếc chuông gió Furin độc đáo này nhé!

Bạn đang xem: Chuông gió Nhật Bản Furin - Nguồn gốc và Ý Nghĩa đặc biệt
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng