Lễ hội văn hóa Kasuga-Taisha ở Nara.
Lễ hội được khởi xướng từ thế kỷ 12, là dịp để người dân bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với các vị thần và cầu nguyện một mùa màng bội thu, những điều may mắn.Thời gian diễn ra lễ hội thu hút rất nhiều du khách từ mọi nơi trên khắp đất nước Nhật Bản và trên thế giới đến tham gia, rượu sake thơm ngon hay một cuộc sống bình an, thịnh vượng. Nhiều nghi lễ trong lễ hội thể hiện sự thành kính và thường rât nghiêm trang trong khi cũng có những nghi lễ khác thì lại dễ chịu và thoải mái hơn. Lễ hội được xem như một loại hình Di sản văn hóa dân ca của chính phủ nước Nhật.
Hầu hết các lễ hội thường được tổ chức ở các thành phố lớn vào mùa hè hoặc mùa đông tuy nhiên, những lễ hội matsuri địa phương nhỏ hơn với những hoạt động riêng biệt cũng được tổ chức quanh năm trên khắp nước Nhật. Mặc dù không có dữ liệu cụ thể chính xác có bao nhiêu lễ hội diễn ra hàng năm ở Nhật nhưng ước tính có thể lên đến 300.000 lễ hội lớn nhỏ.
Lễ hội Kasuga Wakamiya On-Matsuri「春日若宮おん祭り」là lễ hội được tổ chức vào ngày 15 - 18/12, diễn ra tại Đền Kasuga, Nara. Lễ hội Kasuga Wakamiya On-Matsuri đã trở thành sự kiện quan trọng nhất tại Nara hàng năm với sự tham gia của hàng nghìn khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới để tham dự các buổi lễ âm nhạc dân gian dành cho các vị thần.
Điểm nhấn của lễ hội là vào ngày 17/12, còn được gọi là Hon-Matsuri「本祭り」, người ta biểu diễn âm nhạc và các điệu múa truyền thống, kết hợp với việc tái tạo cuộc sống ở đất nước Nhật Bản từ thời Heian đến thời Edo. Du khách có thể thưởng thức biểu diễn Kasuga, các điệu múa truyền thống và bugaku (âm nhạc truyền thống Nhật Bản), được xem như một loại hình Di sản văn hóa dân ca của chính phủ Nhật Bản.
Một trong những sự kiện nổi bật là "Jidai Gyoretsu", khoảng 500 người tình nguyện diện những trang phục truyền thống tái hiện thời kỳ thành công Heian (thế kỷ thứ 9) đến thời kỳ Edo (thế kỷ 19).
Ngoài trang phục rực rỡ và âm nhạc sống động, một trong những biểu tượng lớn nhất của lễ hội matsuri là “mikoshi” - chiếc kiệu khổng lồ hay còn được xem như ngôi đền di động để đưa vị thần đi dạo khắp phố phường. Các hoạt động phổ biến khác bao gồm biểu diễn múa, đốt hình nộm, diễu hành và những mán biểu diễn nhạc cụ truyền thống. Thông thường, bao quanh nơi tổ chức các lễ hội là những quầy bán đồ ăn đường phố với đủ các món ăn, nước uống, đồ lưu niệm, đồ chơi và nhiều thứ khác nữa. Những người dân địa phương sẽ mặc Kimono hoặc Yukata để xem diễu hành và thưởng thức vác món ăn đường phố , bao gồm socola chuối, gà rán karaage, bánh xèo okonomiyaki, mỳ yakisoba và nhiều món khác. Nếu bạn đang cần một lý do để mặc kimono hay yukata thì chắc chắn không có cơ hội nào tốt hơn là thăm dự một lễ hội đâu.