Những Lưu Ý Khi Đến Viếng Các Ngôi Đền Ở Nhật Bản
"Nhật Bản - Đất Nước của những vị Thần" đây là điều tạo nên nét văn hóa truyền thống độc đáo của xứ sở Mặt Trời Mọc này, đã có rất nhièu du khách đã đến đây tham quan và cầu nguyện cho mình những điều tốt đẹp, nhưng có lẽ vẫn có nhiều người vẫn chưa hiểu rõ cách viếng ngôi Đền, Chùa tại đây..hãy cùng Tiệm Điều Ước tìm hiểu về điều này nhé!
Được biết đến là một đất nước có nền văn hóa độc đáo và đặc biệt coi trọng tín ngưỡng. Trải dài khắp 47 tỉnh thành là hơn 77.000 đền, chùa chủ yếu thờ thần đạo Shinto và Đức Phật. Các công trình đền chùa tại Nhật Bản đều ấn tượng và là chốn linh thiêng được đông đảo du khách mong một lần được đến dâng hương và tỏ lòng thành kính.
1. Cúi chào trước khi bước qua cổng Torii
Trước mỗi ngôi đền luôn có cổng gọi Torii. Theo quan niệm của người Nhật, Torii là cánh cổng phân chia ranh giới giữa trần tục và thế giới tâm linh. Bước qua cổng này đồng nghĩa với việc bạn đã đặt chân vào lãnh địa của thần, vì thế hãy cúi đầu chào một lần trước cổng Torii như cách để tỏ lòng thành kính với thần linh.
2. Không đi bộ vào giữa đường sando
Khi di qua cổng Torii bạn sẽ đến con đường Sando. Khi đi vào đường Sando bạn nhớ phải đi sang hai bên lề đường, tuyệt đối không đi vào giữa vì theo quan niệm của người Nhật đường ở giữa thường gọi là “seichuu” – đường dành cho các vị thần.
3. Súc miệng và rửa tay ở temizuya
Nằm trên đường sando luôn có một chậu nước lớn bằng đá được gọi là temizuya, để chúng ta “gột sạch” bản thân trước khi bước vào trong đền.
- Tay phải cầm gáo, múc đầy nước, rửa tay trái.
- Đổi gáo qua tay trái, rửa tay phải.
- Tiếp tục đổi gáo qua tay phải, đổ một ít nước vào tay trái để súc miệng, sau đó thì rửa lại tay trái.
- Cuối cùng, cầm gáo bằng hai tay theo hướng thẳng đứng, rửa lại cán cầm rồi đặt gáo về chỗ cũ. Lưu ý là bạn phải đặt gáo lật úp, cán để hướng ra ngoài.
Trong khi súc miệng bạn không cần phải súc kĩ nên chỉ cần dùng lượng nước vừa đủ và tuyệt đối không được trực tiếp uống nước từ gáo. Ngoài ra, bạn nên chuẩn bị trước khăn tay trắng hoặc khăn giấy để lau nước sau khi rửa tay.
4.Rung chuông trước khi khấn vái
Khi đặt chân vào bên trong đền, bạn sẽ đứng giữa đường sando nhưng không được đặt chân vào đó, cuối chào một lần, nếu gần đó có trang bị chuông thì hãy rung chuông vài hồi. Đây được xem là cách chào hỏi các vị thần rằng mình đến thăm.
Ủng hộ tiền trước khi khấn vái
Cũng giống như ở Việt Nam sẽ có những thùng tiền thiện nguyện, tùy thâm. Ở Nhật Bản cũng sẽ như thế, bạn muốn bỏ bao nhiêu thì bỏ, tùy theo tâm của bạn, có thể là 100, 1000, 10000 hay thậm chí 1 yên Nhật cũng được. Tuy nhiên, người dân Nhật Bản tin rằng việc bỏ công đức 5 yên (hơn 1000 đồng) sẽ tốt nhất bởi nó mang ý nghĩa cho sự “gắn kết” yêu thương.
Phong tục khấn: cúi hai lần, vỗ tay hai lần và cúi thêm lần nữa
Ông bà thường có câu “nhập gia, tùy tục”, ở các ngôi đền đều có những luật lệ, phong tục cúi đầu khác nhau. Đầu tiên bạn cần cúi thấp người với góc lưng và hông 90 độ, 2 lần. Sau đó bạn sẽ ngẩng đầu lên nhìn tượng thần và mu bàn tay trái cao hơn tay phải, hai ta dang rộng bằng vai vỗ hai lần và sau đó cúi thêm một lần nữa là bạn có thể khấn.
5. Xin quẻ bói, viết thẻ cầu nguyện và mua quà lưu niệm
Sau khi hoàn thành việc cầu nguyện ở Haiden, tại sao bạn lại không ghé thăm và khám phá một chút về vẻ đẹp và những nét văn hóa đặc trưng ở các ngôi đền chùa nơi đây nhỉ?
Thỉnh Omamori
Omamori tượng trưng cho sự may mắn và được coi là hiện thân của các vị thần Shinto của Nhật Bản. Chính vì vậy, du khách có thể dễ dàng bắt gặp những lá bùa may mắn này ở khắp các ngôi đền và chùa quanh “ đất nước mặt trời mọc”. Có một điểm chung là những Omamori này rất nhỏ gọn, nằm vừa vặn trong lòng bàn tay của chúng ta nên rất dễ dàng mang theo bên người.
Thẻ gỗ Ema
Thẻ gỗ Ema, còn có ý nghĩa là thư gửi những vị thần. Người Nhật cho rằng, khi bạn viết những điều ước và ước mơ của mình trên những tấm thẻ Ema, các vị thần Shinto sẽ đọc được và biến nguyện vọng đó thành sự thật. Vì vậy, chúng ta có thể thấy thẻ Ema sẽ có hai mặt, một bên là hình ảnh được in sẵn theo nhiều chủ đề khác nhau, một bên là mặt gỗ trơn để mọi người có thể gửi gắm và viết nên những nguyện vọng của mình trong tương lai.