Tiệm Điều Ước

Văn hóa đọc sách của người Nhật bắt nguồn từ đâu?

Admin ariesstorect Monday, July, 2024

Không phải đến thời nay mà ngay từ xa xưa, niềm yêu thích đọc sách đã “thấm nhuần” vào tâm hồn người Nhật, trở thành nét văn hóa đọc sách đặc trưng riêng của đất nước Mặt trời mọc. Vậy bắt nguồn từ đâu người Nhật có thói quen ấy?

1. Văn hóa đọc sách: Nét đẹp truyền thống

Yếu tố đầu tiên chính là truyền thống. Ngay từ thời Edo (1603-1867), tỷ lệ người biết đọc, biết viết của Nhật Bản trên 50%. Ngành xuất bản thời Edo cũng rất phát triển với số lượng sản phẩm lớn và phong phú. Trình độ dân trí cao là tiền đề quan trọng của các cuộc cải cách văn hóa giáo dục mà các nước khác không có được.

Người Nhật đọc sách mọi nơi, bằng mọi thiết bị

2. Vai trò chính phủ trong việc khuyến khích đọc sách

Nhật Bản là quốc gia có tỷ lệ đọc sách hàng đầu thế giới còn có vai trò lớn của chính phủ Nhật Bản. Quốc hội Nhật Bản đã thông qua 2 bộ luật gồm “Luật khuyến khích hoạt động đọc sách của trẻ em” năm 2001 và “Luật chấn hưng văn hóa đọc” năm 2005 càng tạo thêm động lực, khuyến khích đọc sách ở mọi tầng lớp nhân dân. Nhật Bản còn dành riêng một ngày 23 tháng 4 hàng năm là “Ngày trẻ em đọc sách”.

Trẻ được dạy văn hóa đọc ngay từ bé

3. Trường học là nơi tạo thói quen đọc sách

Vai trò của trường học trong tạo thói quen đọc sách cũng là yếu tố quan trọng. Tại Nhật, thư viện trường học luôn được chú trọng ngay từ khi còn bé học mầm non đã được nghe “đọc sách”, tại tiểu học còn có “tiết đọc sách” riêng giống như bất kỳ môn học nào. Những hoạt động thực tiễn giáo dục khuyến khích sự tìm tòi sáng tạo đã thúc đẩy hoạt động đọc sách của học sinh. Những hoạt động này giúp cho học sinh có thói quen đọc sách và học theo kiểu nghiên cứu.

Nhiều thư viện mở ra cho học sinh sinh viên

Thư viện lớn tạo điều kiện cho người dân đọc tại chỗ

4. Tạo thói quen đọc sách từ chính truyền thống gia đình

Yếu tố cuối cùng chính là gia đình. Tại Nhật việc xây dựng tủ sách gia đình không còn là điều xa lạ, trẻ em được tiếp xúc với sách và văn hóa đọc ngay từ khi còn bé.

Ngày nay, khi khoa học công nghệ phát triển, có nhiều thiết bị điện tử thay thế các quyển sách, có nhiều phương tiện để giải trí hơn thì hình ảnh người Nhật đọc sách trên các tuyến đường tàu điện hay những người vô gia cư chăm chú đọc sách tại gầm cầu hay công viên cũng không phải là điều xa lạ tại các quốc gia này. 

Cha mẹ thường xuyên đọc sách cho con và dạy con đọc

Văn hóa đọc sách của người Nhật ngày nay

Tại Nhật Bản, cửa hàng sách gần như có ở khắp mọi nơi. Thậm chí ở những đường hầm dưới mặt đất có rất nhiều cửa hàng sách nhỏ. Trên các tuyến đường tàu điện, luôn có rất nhiều người đọc sách trong thời gian chờ đợi và di chuyển. Theo kết quả điều tra của Bộ giáo dục, văn hóa, thể thao, khoa học và công nghệ Nhật Bản, trung bình một người Nhật đọc 12-13 cuốn sách/năm (2016). Thời điểm đọc sách được ưa chuộng nhất là khi rảnh rỗi ở nhà, hoặc trước khi đi ngủ.

Theo thống kê tại Nhật, số lượng sách, tạp chí được phát hành tăng đều đặn trong suốt 10 năm gần đây với tốc độ 7% mỗi năm, một tỷ lệ đáng mơ ước của nhiều quốc gia khác.

Trong thời đại công nghệ số, người dân Nhật Bản vẫn giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa đọc sách, rất đáng để các nước trên thế giới học tập và phát triển.

(sưu tầm)

Bạn đang xem: Văn hóa đọc sách của người Nhật bắt nguồn từ đâu?
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng